GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ RẦY PHẤN TRẮNG TRONG CANH TÁC LÚA

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ RẦY PHẤN TRẮNG TRONG CANH TÁC LÚA
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ RẦY PHẤN TRẮNG TRONG CANH TÁC LÚA
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ RẦY PHẤN TRẮNG TRONG CANH TÁC LÚA

Hiện nay, rầy phấn trắng đang bùng phát và gây hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Rầy phấn trắng xuất hiện và gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến giai đoạn đòng – trổ – chín, mật số cao có thể làm cháy rầy và làm giảm đến 80% năng suất lúa. Do rầy phấn trắng thuộc nhóm côn trùng chích hút (chích hút nhựa cây), làm lá có màu vàng (vàng từ lá chân dần lên lá kế trên) tương tự dấu hiệu bị thiếu đạm, cây phát triển kém, là môi giới phát tán một số nấm, khuẩn, virus từ cây bệnh sang cây khỏe. Khi bị rầy phấn trắng gây hại nặng lá mới mọc bị thắt lại, xoắn như bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, nếu rầy gây hại muộn, lá cờ bị nghẹn, xoắn, bông trổ không thoát, nếu trổ được hạt cũng sẽ bị lem lép.

 

Tác nhân

Rầy phấn trắng có tên khoa học là Aleurocybotus, Rầy phấn trắng, giống bọ phấn, hình dạng giống một loại bướm nhỏ, cánh trong suốt, bướm còn non, cánh yếu, chưa bay được, khi lớn, cánh và thân có lớp phấn trắng, bướm bay được. Trứng đẻ từng ổ mặt trên hay dưới lá, con cái đẻ hàng trăm trứng, trứng đẻ tập trung ở mặt dưới lá, mật số cao chúng có thể đẻ ở cả mặt trên của lá lúa. Ấu trùng có 3 tuổi, vòng đời ngắn khoảng 17 – 24 ngày. Rầy phấn trắng phát triển mạnh khi trời nắng nóng (quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh), ruộng sạ dầy, ruộng thừa đạm (những chỗ trũng).

Dấu hiệu nhận biết

Bà con cần chú ý ở giai đoạn đòng đến trổ cần thăm đồng thường xuyên. Bà con cần đặc biệt lưu ý ở những điểm lúa sạ dày hoặc khuất gió, dùng tay khua nhẹ xem mật số nhiều hay không và chú ý quan sát trứng và ấu trùng ở mặt dưới những lá dưới cùng của cây lúa để có biện pháp xử lý phù hợp.

Biện pháp phòng trừ

  • Gieo sạ đồng loạt, bón phân cân đối (tránh thừa phân đạm).
  • Bổ sung các dưỡng chất có chứa Canxi, Zn để lúa cứng cây.
  • Bổ sung chất điều hòa sinh trưởng giúp lúa tăng cường khả năng sinh trưởng và hấp thu dinh dưỡng.
  • Thăm đồng thường xuyên và nếu phát hiện Rầy phấn trắng mật số cao bà con nên sử dụng thuốc hóa học để xử lý.

****Lúa bị vàng lá bà con nên ưu tiên bổ sung phân bón qua lá dưới dạng hữu cơ khoáng dễ tiêu (SIÊU NĂNG SUẤT) để cây lúa hấp thu nhanh bù lại nguồn dinh dưỡng bị mất đi do Rầy phấn trắng chích hút.

GIẢI PHÁP ĐẶC TRỊ RẦY PHẤN TRẮNG KHI MẬT SỐ ÍT VÀ CẮT LỨA NHANH

LIỀU SỬ DỤNG 10.000m²:

  • PIROTOP 240SC 500ml + KHẮC TINH SÂU RẦY 5ml + SIÊU NĂNG SUẤT (1 cặp)

GIẢI PHÁP ĐẶC TRỊ RẦY PHẤN TRẮNG KHI MẬT SỐ CAO VÀ GỐI LỨA:

LIỀU SỬ DỤNG 10.000m² PIROTOP 240SC 500ml KẾT HỢP:

  • FULLKILL 50EC 240ml + KHẮC TINH SÂU RẦY 5ml + SIÊU NĂNG SUẤT (1 cặp)

 

  • CYMKILL 50EC 400ml + KHẮC TINH SÂU RẦY 5ml + SIÊU NĂNG SUẤT (1 cặp)

 

  • VKDAN 950WP 400gam + KHẮC TINH SÂU RẦY 5ml + SIÊU NĂNG SUẤT (1 cặp)

LƯU Ý TRƯỚC KHI PHUN

Giữ nước trong ruộng từ 5-10 cm để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đồng Tháp, ngày 01 tháng 06 năm 2024

Kỹ sư Lê Minh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *