Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, hàng năm thường có hai cao điểm xuất hiện bệnh cháy lá (đạo ôn), vào các tháng 11-12 dương lịch và tháng 5-6 dương lịch. Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm trên cây lúa, thường xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp (20 – 300C), ẩm độ không khí trên 80%, trời âm u, có mưa phùn và sương mù. Bệnh này gây ra những vết cháy trên lá, cổ bông và hạt lúa, làm giảm năng suất và phẩm chất hạt lúa khi thu hoạch
1. Tác nhân gây hại
Do nấm Pyricularia oryzae hay P. grisea gây ra. Bào tử nấm rất nhỏ, có thể bay cao và bay xa nên bệnh rất dễ lây lan nhanh trên diện rộng.
Nhiệm vụ của bào tử này là hút các chất dinh dưỡng có trong cây lúa và ngoài ra còn tiết ra hai độc tố Pyricularin và acid picolinic. Hai độc tố này tan trong nước, lây lan ra xung quanh làm chết tế bào lá lúa và hình thành vết bệnh hình mắt én. Độc tố piricularin tích tụ với nồng độ cao sẽ làm cho cây lúa bị bệnh đạo ôn nặng bị lùn (Hình 1).
Bào tử nấm Pyricularia oryzae hay P. grisea phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ mát từ 24 – 28 độ C, ẩm độ cao trên 80%, Trường hợp trong điều kiện khí hậu mát mẻ, sáng nắng, chiều mưa xen kẻ, trời có nhiều sương mù rất thích hơp cho bệnh xảy ra. Nấm bệnh thường lưu tồn trên ruộng, trong các gốc lúa và trong các loại cỏ dại mọc ven ruộng như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa chét…
2. Mức độ xuất hiện trên đồng
Bệnh phát triển đồng đều trên ruộng, tuy nhiên bệnh nặng ở những nơi đất bón thừa phân đạm hoặc nơi trũng tích tụ nhiều đạm hơn kết hợp điều kiện thời tiết sương mù nhiều và ẩm độ cao. Khi bệnh nặng, trên ruộng có những lõm hoặc những vệt lúa có lá bị cháy (Hình 2) và lúa bị sụp mặt (Hình 3).
Khi bệnh đang phát triển, nếu đứng trên bờ nhìn vào có thể không thấy lá bị bệnh, nhưng nếu vạch các lá lúa ở tầng dưới sẽ thấy rất nhiều lá có vết bệnh.
3. Những triệu chứng của bệnh
3.1. Trên Lá: Lúc đầu có những vết màu nâu nhỏ như đầu kim, sau lớn dần ra thành vết tròn và giữa có tâm màu trắng xám (Hình 4).
Vết bệnh lan dần ra và kéo dài dọc theo các gân lá làm thành các vết có hình mắt én (Hình 5).
Nếu quan sát vết bệnh vào sáng sớm, còn sương mù, vết bệnh có dạng như thấm nước và có màu xám nâu (Hình 6), hoặc xám xanh, đây là vết bệnh đang phát triển và đang sinh thêm bào tử.
Trên các vết xám xanh nầy có nhiều đốm nhỏ, đó là các cụm mang bào tử của nấm bệnh (Hình 7).
Nhiều vết bệnh liên kết lại làm thành các vệt cháy lớn trên lá (Hình 8) và làm cháy khô một phần hoặc cả lá (Hình 9 và Hình 10).
3.2. Cổ lá: Vết bệnh gây hại ở cổ lá làm cho cả lá đều bị cháy khô (Hình 11)
3.3. Bông lúa: Khi lúa trổ, bệnh gây hại ở cổ bông tạo thành các vết nâu xám hoặc nâu đen (Hình 12) và làm cho bông lúa bị lép trắng (Hình 13) hoặc bị gảy cổ bông lúa gây giảm năng suất (Hình 14).
3.4. Rễ lúa: Khi bệnh ở mức từ nhẹ đến trung bình thì rễ lúa bình thường. Khi bệnh nặng, do lá bị cháy nhiều, cây lúa không nuôi được rễ nên rễ sẽ thối và chết dần có thể do đạo ôn – vi khuẩn kép kèm bệnh do Fusarium.
Bệnh nặng sụp mặt khi đó ta đi trên bờ có thể ngửi thấy mùi thối và đi vào chỗ bị sụp mặt nhổ cây lúa lên sẽ thấy thân hay rễ bị thối đen.
4. Giải pháp
Phun thuốc càng sớm đúng lúc thì hiệu quả càng cao.
Phun thuốc đúng lúc khi bệnh vừa có vết chấm kim, chưa có tâm xám thì hiệu quả sẽ càng cao. Nên phun các sản phẩm có chứa các gốc thuốc như: Tricyclazole, Fenoxanil,…
Trường hợp bị vi khuẩn – đạo ôn kép kèm bệnh thối thân thối rễ, thì xử lý bằng cặp đôi Quá Xá Tốt (Natofull 525SE và Starsuper 10SC) (chân ruộng còn ẩm độ – tháo nước ra khỏi ruộng), phun thuốc theo liều khuyến cáo và trải đều khắp tất cả các lá lúa kể cả các lá ở tầng bên dưới lá. Ngoài ra sản phẩm còn giúp tuột lá ủ hiệu quả, tạo môi trường thông thoáng, hạn chế nơi phát sinh và phát triển của các mầm bệnh gây hại.
Khi vết bệnh đã có tâm xám trắng hoặc điều kiện thời tiết sương mù nhiều, biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch kết hợp ruộng thừa phân đạm nên theo dõi thường xuyên nếu xuất hiện vết bệnh mới thì xử lý lặp lại với cặp đôi Quá Xá Tốt (Natofull 525SE và Starsuper 10SC) sau 6 đến 7 ngày. Trường hợp lúa kém phát triển bà con nên kết hợp với Cặp Siêu Năng Suất (AC-Organic-01 và Catsuper 0.01SL) theo liều khuyến cáo để lúa mau phục hồi.
Liều lượng: Bà con phun 1 cặp cho 10.000m2 để bảo vệ ruộng lúa trước nấm bệnh đạo ôn và vi khuẩn
QUÁ XÁ TỐT – SẠCH BỆNH TỐT LÚA
SIÊU NĂNG SUẤT – NĂNG SUẤT VƯỢT TRỘI
Nguồn tham khảo: PGS. Phạm Văn Kim – Các bệnh hại lúa quan trọng ở Đồng bằng sông cửu long, SPC – Ths. Huỳnh Kim Ngọc.
Biên tập: Kỹ sư Lê Minh Tâm