Quản lý đạo ôn cổ bông trong giai đoạn lúa trổ

Đạo ôn cổ bông

Đạo ôn cổ bông, nỗi lo của bà con nông dân

Bệnh đạo ôn cổ bông do nấm Pyricularia oryzae gây ra là một trong những loại bệnh hại nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây lúa trổ bông.

Hình ảnh lúa bị đạo ôn cổ bông
Hình 1. Bông lúa nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông

Bào tử nấm Pyricularia oryzae xâm nhập vào tế bào lá bằng cách mọc thành đĩa áp, chọc thủng vách tế bào lá lúa. Ngoài ra, bào tử còn tiết ra độc tố Pyricularin gây độc cho cây.

Bào tử nấm
Hình 2. Bào tử nấm Pyricularia oryzae

Khi bệnh tấn công vào cổ bông, vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen, đoạn cổ giáp tai lá, về sau lớn dần làm cổ bông héo gãy, làm bông lúa “lép trắng” hoặc “lép lửng”.

Quy luật phát triển của bệnh đạo ôn

Hình 3. Quy luật phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn

(Nguồn hình: Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, cây lúa thừa phân đạm là điều kiện thích hợp cho nấm đạo ôn xâm nhiễm, phát triển và lây lan nhanh chóng. Bệnh đạo ôn cổ bông ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt lúa, gây thiệt hại kinh tế rất lớn.

Vậy làm sao để quản lý bệnh đạo ôn cổ bông hiệu quả nhất?

Quản lý bệnh đạo ôn cổ bông hiệu quả đòi hỏi phải kết hợp giữa biện pháp canh tác và biện pháp hóa học phù hợp.

Ngoài việc bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm, chọn giống kháng bệnh thì bà con nên gieo sạ với mật độ hợp lý, tạo môi trường thông thoáng cho cây lúa phát triển, hạn chế độ ẩm trong ruộng. Khi áp lực thời tiết cao bà con cần thăm đồng thường xuyên, đặc biệt chú ý những ruộng từng bị nhiễm đạo ôn lá nặng.

Hình 4. Công ty Đồng Tháp Sen Hồng thăm đồng cùng nông dân

Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, bà con nên “phòng” là hiệu quả nhất. Vì vị trí gây hại là “cổ bông” đây là cầu nối vận chuyển toàn bộ dưỡng chất từ rễ, thân, lá lúa đến từng hạt lúa trên bông, chỉ có thể “phòng” mới đảm bảo được năng suất. Khi bệnh đã tấn công, con đường vận chuyển dinh dưỡng để nuôi bông đã bị gián đoạn, nếu bệnh nặng, bông lúa sẽ bị “lép trắng” hoàn toàn gây thiệt hại rất lớn đến năng suất.

Yếu tố then chốt nhất để quản lý bệnh đạo ôn cổ bông hiệu quả nhất là “phun thuốc đúng thời điểm”. Phun thuốc khi cây lúa bước vào giai đoạn trổ lẹt xẹt (một đến hai bông lúa đã trổ trên toàn bộ cánh đồng, hay bà con còn gọi là: trổ lác đác, lo loe trổ, trổ vài bông, đòng nứt bắp,….). Phun lặp lại khi ruộng lúa đã trổ đều từ 80-90% để bảo vệ cây lúa sạch bệnh một cách toàn diện.

Hình 5. Nhà nông phun thuốc bảo vệ thực vật ở giai đoạn lúa trổ đều

Ngoài ra, việc sử dụng “đúng thuốc” cũng là yếu tố quan trọng trong việc phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hiệu quả. Bà con nên chọn các sản phẩm có chứa hoạt chất đặc trị bệnh đạo ôn như: Tricyclazole, fenoxanil, azoxystrobin,…Tùy theo tình trạng của ruộng lúa mà bà con có thể sử dụng thuốc đơn hay thuốc hỗn hợp.

Bà con có thể sử dụng GAP3 – Thứ gì chịu nổi sản phẩm phòng trị bệnh đạo ôn cổ bông và các loại bệnh hại khác như vi khuẩn, vàng lá chín sớm, lem lép hạt, đốm nâu, đốm vằn để tối hóa ưu chi phí đầu tư và năng cao lợi nhuận sau thu hoạch.

Sản phẩm GAP3 Thứ gì chịu nổi

Hình 6. Sản phẩm GAP3 của công ty TNHH BVTV Đồng Tháp Sen Hồng

GAP3 là sản phẩm độc quyền được phân phối bởi công ty TNHH BVTV Đồng Tháp Sen Hồng. Sản phẩm chứa sáu hoạt chất tiên tiến, trong đó có đến hai hoạt chất phòng trị bệnh đạo ôn cổ bông là tricyclazolefenoxanil, giúp bảo vệ bông lúa sạch bệnh toàn diện trong giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều.

Ngoài ra sản phẩm còn giúp tuột lá ủ hiệu quả, tạo môi trường thông thoáng, hạn chế nơi phát sinh và phát triển của  các mầm bệnh. Với sự kết hợp hoàn hảo của sáu hoạt chất, GAP3 không chỉ phòng trị đạo ôn cổ bông một cách hiệu quả mà còn giúp lá lúa xanh bền, làm tăng khả năng quang hợp của cây lúa, thúc đẩy quá trình vào gạo diễn ra nhanh chóng và liên tục.Từ đó giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, và nâng cao năng suất.

Liều lượng sử dụng: Bà con phun GAP3 với liều một cặp cho một hecta (10.000m2) trong hai giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều để đạt năng suất tối đa.

Lúa đẹpHình 6. Điểm ruộng thực tế sử dụng sản phẩm GAP3

Tác hại của bệnh đạo ôn cổ bông thực sự là nỗi lo lắng chung của rất nhiều bà con trong giai đoạn lúa trổ. Bảo vệ cổ bông chính là bảo vệ con đường vận chuyển dinh dưỡng – bảo vệ năng suất cho vụ mùa bội thu.

Quản lý đạo ôn cổ bông không khó – đã có GAP3 hàng hiệu thứ gì chịu nổi.

Nguồn tham khảo:

  1. Một số kinh nghiệm phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa – Cổng thông tin điện tử Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình.
  2. Đối phó bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa – Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Phòng truyền thông công ty TNHH BVTV Đồng Tháp Sen Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *