Trên những cánh đồng lúa xanh mướt, không gì xót xa hơn khi bà con nhìn thấy những lá lúa xanh tốt dần chuyển sang màu vàng úa, cháy khô, chạy dọc theo mép lá (bìa lá) hay những vết bệnh có hình mắt én liên kết lại với nhau tạo thành các vệt cháy lớn trên lá. Đây là dấu hiệu của nấm bệnh đạo ôn và vi khuẩn cháy bìa lá trên lúa, hai loại bệnh này tấn công cùng lúc sẽ rất nguy hiểm trên cây lúa mà còn là lời cảnh báo về nguy cơ mất trắng nếu không xử lý kịp thời.
Vậy điều gì khiến bệnh cháy bìa lá và bệnh đạo ôn trở thành nỗi ám ảnh của bà con trồng lúa? Đâu là giải pháp phù hợp giúp bà con an tâm bảo vệ mùa màng, đảm bảo năng suất lúa?
1. Tác nhân gây hại và triệu chứng của bệnh cháy bìa lá
1.1 Tác nhân gây hại
Bệnh cháy bìa lá là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm trên cây lúa. Đây là bệnh do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng và gây tổn thất lớn nếu không được kiểm soát kịp thời.
1.2 Triệu chứng bệnh cháy bìa lá
Vết bệnh ban đầu mỏng như sợi chỉ, rồi lan dần từ phía bìa lá vào trong. Vết bệnh tạo thành những vết sọc kéo dài từ mép lá đến chóp lá. Nếu áp lực thời tiết bất lợi như sương mù và lúa dư đạm vào lúc sáng sớm bà con có thể thấy những giọt dịch vi khuẩn có màu trắng đục đến vàng đục (hình 1). Nếu bệnh nặng có thể làm cho toàn bộ lá lúa bị cháy khô trắng, nhà nông còn gọi là bệnh “bạc lá”, làm giảm khả năng quang hợp gây thất thoát năng suất lúa.
2. Tác nhân gây hại và triệu chứng của bệnh đạo ôn
2.1 Tác nhân gây hại
Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae hay P. grisea gây ra. Bệnh có thể lây lan rất nhanh, do mầm bệnh (bào tử nấm) rất nhỏ nên có thể phát tán rất xa nhờ gió, bệnh có thể phát triển thành dịch nếu không được quản lý tốt.
2.2 Triệu chứng bệnh đạo ôn lá
Vết bệnh ban đầu mới xuất hiện có những vết màu nâu nhỏ như đầu kim (chấm kim), sau lan dần ra thành vết bệnh có gốc cạnh và giữa có tâm màu trắng xám có hình như mắt con chim én (mắt én). Khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau tạo thành những vết lớn làm cho lá bị cháy, nông dân còn gọi là bệnh cháy lá đạo ôn.
3. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh cháy bìa lá và đạo ôn lá
Bệnh cháy bìa lá và bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại trong suốt từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín. Nhưng phát triển mạnh ở cuối thời kỳ đẻ nhánh đến làm đòng. Điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển là thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, sương mù nhiều và đặc biệt là khi cây lúa thừa đạm.
Cả hai loại bệnh trên tuy xuất hiện âm thầm nhưng lại lây lan nhanh chóng, như một “kẻ thù vô hình” cướp đi năng suất lúa và công sức lao động của bà con cả một vụ mùa. Hiện nay cháy bìa lá và bệnh đạo ôn lá đều xuất hiện ở hầu hết các vụ mùa trong năm và thường xuất hiện cùng lúc với nhau nên gây khó khăn cho công tác phòng trừ và làm tăng chi phí đầu tư.
4. Biện pháp phòng trừ hiệu quả vi khuẩn cháy bìa lá và nấm bệnh đạo ôn
- Chọn giống phù hợp với vụ mùa, giống sạch mầm bệnh và kháng bệnh.
- Làm đất kỹ và phơi đất sau khi kết thúc mỗi vụ mùa để diệt trừ các mầm bệnh trong đất
- Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm, không bón thúc đòng quá muộn
- Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm để có giải pháp phòng trừ kịp thời.
Khi thấy vết bệnh mới xuất hiện, khuyến cáo bà con nên sử dụng giải pháp Quá Xá Tốt, đây là một giải pháp tiên tiến nhất hiện nay trong việc quản lý hiệu quả bệnh cháy bìa lá và bệnh đạo ôn. Với sự kết hợp hoàn hảo của hai sản phẩm STARSUPER 10SC và NATOFULL 525SE, Quá Xá Tốt quản lý triệt để, tiêu diệt vi khuẩn và nấm bệnh tận gốc chỉ sau 1 ngày phun thuốc. Ngoài ra sản phẩm còn đặc trị bệnh khô vằn và vi khuẩn thối thân, thối rễ.
Ngoài việc quản lý sạch nấm bệnh và vi khuẩn, Quá Xá Tốt còn hỗ trợ quét sạch lá ủ, tạo điều kiện thuận lợi để cây lúa sinh trưởng và phát triển xanh tốt, hạn chế nơi trú ngụ của các sâu bệnh hại. Đồng thời, sản phẩm còn giúp lá lúa xanh bóng, thân lúa cứng cáp, hạn chế đổ ngã và góp phần tăng năng suất về sau.
5.Liều lượng sử dụng giải pháp Quá Xá Tốt
Sử dụng Quá Xá Tốt cũng rất đơn giản, bà con chỉ cần pha một cặp Quá Xá Tốt sử dụng cho 10.000m2 khi thấy vết bệnh mới xuất hiện.
*Những lưu ý khi phun thuốc
Trước khi phun thuốc: Bơm nước mới vào ruộng, do nguồn nước cũ trong ruộng có chứa vi khuẩn và nấm bệnh, nếu sử dụng nước cũ thì vừa làm giảm hiệu quả của thuốc vừa làm lây lan vi khuẩn và nấm bệnh từ nước ruộng lên lá lúa. Hạn chế di chuyển trong ruộng khi lá lúa còn ẩm ướt nếu ruộng đang bị vi khuẩn cháy bìa lá nặng.
Trong khi phun thuốc: Nên phun vào buổi chiều mát, nếu phun buổi sáng thì phải đợi lá lúa khô sương để đảm bảo thuốc thấm sâu, phát huy hiệu quả cao nhất. Phun xịt lúc lá lúa còn ướt thì giọt khuẩn và bào tử nấm sẽ dính vào quần áo hoặc dụng cụ phun xịt làm lây lan bệnh theo lối phun, thậm chí lây lan ra cả ruộng.
Sau khi phun thuốc: Cần tháo bỏ hết nước trong ruộng, cho ruộng ráo mặt thì vết bệnh sẽ mau khô.
Nếu cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ kỹ thuật, bà con hãy liên hệ số Hotline 0898 050 815 – 0939.066.621 với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Tư liệu tham khảo:
Báo Nông Nghiệp Việt Nam – Cháy bìa lá lúa và cách phòng trị
Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam – Bệnh cháy bìa lá
Biên tập: Huỳnh Ngọc Huyền