I. MỞ ĐẦU
Muỗi lá hành, Orseolia oryzae (Wood-Mason) là một loại ruồi nhỏ, có hình dạng và kích thước như muỗi mắt hay muỗi thường. (IRRI) Muỗi hành hay còn gọi là sâu năn (Orseolia oryzae). Muỗi hành tấn công cây lúa ở giai đoạn từ mạ đến đẻ nhánh thậm chí ngay cả sau khi lúa có đòng và đến trổ. Ký chủ là lúa và các loài lúa hoang, cỏ lồng vực, cỏ lông tây, cỏ ống, cỏ chỉ…
Từ năm 2010 muỗi hành đã xuất hiện và gây hại tại tỉnh Đồng Tháp sau đó chúng xuất hiện ở nhiều tỉnh khác thuốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Về diện tích nhiễm trong các thời vụ của năm thì vụ ĐX luôn cao hơn cả ngay cả diện tích bị nhiễm nặng cũng nằm trong vụ ĐX. Còn qua 12 năm từ năm 2010 đến 2022 thì có 3 năm với diện tích bị hại nặng là năm 2017, 2018 lần lược có diện tích nhiễm cả năm là 46.120ha và 46.587ha, theo thứ tự. Riêng năm 2022 chỉ mới có vụ ĐX mà diện tích nhiễm lên đến 31.252ha.
(Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam)
II. TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA MUỖI HÀNH
Sâu non của muỗi hành khi nở ra đục lổ chui vào trong thân lúa (thường thì chỉ có một con trong một thân lúa, nhưng khi thành dịch có thể có nhiều con trong một thân lúa) ăn phá đỉnh sinh trưởng của cây lúa và tiết ra một loại tiết tố làm cho bẹ lá non phình to ra, kéo lên phía trên đồng thời hai mép lá dính lại như cọng hành. Sâu non lúc này được cọng hành bọc lại và nằm bên trong ăn phá, không chui ra ngoài.
Trong 5 ngày đầu sau khi ấu trùng chui vào ăn phá đỉnh sinh trưởng thì triệu chứng chưa biểu hiện rõ rệt. Từ ngày thứ 9 cây lúa bắt đầu biểu hiện triệu chứng rõ dần: chiều cao của chồi bị hại thấp hơn bình thường, các lá phía trên ngắn lại, phần thân ở gần gốc hơi tròn và cứng. Cọng hành thực ra là bẹ của một phiến lá biến thành. Những chồi lúa trở thành những cọng hành không có khả năng tạo ra bông lúa. Ống hành này rỗng, ấu trùng phát triển trong đó, hóa nhộng, thành trùng chui ra tiếp tục đẻ trứng & tạo những cọng hành khác. Một cọng hành phát triển có màu xanh nhạt đến trắng bạc, dài 10 – 30 cm & rộng 1 – 2 mm. Triệu chứng đặc trưng khi lúa bị muỗi hành tấn công: cây lúa thấp, nhiều chồi, thân cứng, lá dựng đứng, có nhiều cọng như cọng hành.
Triệu chứng nầy tùy thuộc vào giống kháng, chống chịu hay nhiễm mà chiều dài cọng hành có thể ngắn hay dài. Sự phát triển của cọng hành là do bẹ của chồi lúa bị tấn công có chứa hàm lượng Indole Acetic Acid (IAA) & Tryptophan nhiều hơn cây lúa đối chứng không bị nhiễm (Balasubramanian và ctv., 1971).
III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH VẬT HỌC
Qua nhiều nghiên cứu của nước ngoài về đặc tính sinh học của muỗi hành thì thành trùng vũ hóa từ 18-20h, trong khi trưởng thành thì vũ hóa muộn hơn từ 20- 24h. Trưởng thành bắt cặp với trưởng thành ngay lập tức sau khi vũ hóa. Một trưởng thành có thể bắt cặp từ 2-4 con trưởng thành trong khi trưởng thành chỉ bắt cặp có một lần. Trưởng thành sẽ đẻ trứng vào ngày hôm sau.
Trung bình số trứng đẻ của một con là 125 trứng. Trưởng thành sống từ 48-78h, trong khi con sống từ 23-30h. Giai đoạn trứng từ 3-4 ngày, tuổi 1 từ 3-4 ngày, tuổi 2 từ 3-4 ngày, tuổi 3 từ 6-7ngày, nhộng khoảng 4-5 ngày. Hoàn thành vòng đời từ 19-23 ngày (điều kiện nhiệt độ là 24-35◦C và ẩm độ là 85-90%).
Tỷ lệ / biến động từ 1/3 đến 1/6 (theo tháng trong năm và theo Biotype) về mùa Đông thì tỷ lệ nầy chỉ có 1/0,5 (Panda và Mohanty, 1970; Perera và Fernando, 1970; Hidaka và ctv., 1974; Kalode và ctv., 1977).
Theo, Sain (1988) thì có thể có tuổi 4 hay còn gọi là tiền nhộng, con muỗi và muỗi rất dễ phân biệt vì con dài 3mm, thân màu nâu hơi vàng, râu dài 23 đốt; con dài 4mm, bụng màu đỏ sáng, râu có 13 đốt.
Theo kết quả nghiên cứu về sinh học & sinh thái học ở tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam:
- Vòng đời của muỗi hành biến động từ 25 – 34 ngày, trung bình 27,16 ± 1,81 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 28 ± 1◦C, ẩm độ 65 ± 2%. Trong đó giai đoạn trứng kéo dài 3 – 4 ngày (3,60 ± 0,40 ngày). Giai đoạn ấu trùng kéo dài 12 – 15 ngày (13,86 ± 0,83). Tiền nhộng kéo dài từ 2 – 3 ngày (2,3 ± 0,43). Giai đoạn nhộng kéo dài từ 6 – 7 ngày (6,38 ± 0,36). Giai đoạn từ vừa lột xác hóa trưởng thành đến đẻ quả trứng đầu tiên biến động từ 1 – 2 ngày (1,42 ± 0,33).
- Vòng đời muỗi hành trải qua các giai đoạn: Thành trùng (đực, cái), trứng, ấu trùng (ấu trùng muỗi hành ở dạng dòi), nhộng.
IV . TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ GÂY HẠI
Trưởng thành vũ hóa vào chiều tối & giao phối vào đêm, hoạt động mạnh từ chập tối tới nửa đêm, thích vào đèn và ưa ánh sáng có cường độ mạnh. Muỗi hành (MH) vũ hóa từ 19h – 5h30’. Con vũ hóa trước khoảng 0.5h sớm hơn so với con và di chuyển xung quanh nơi mà con sắp vũ hóa. Ngay sau khi vũ hóa khoảng 1h chúng bắt đầu giao phối và khoảng 6h sau con bắt đầu đẻ trứng.
Ban ngày MH thường đậu trong bụi lúa gần mực nước hoặc cây cỏ, bụi, bờ ruộng. Sức bay ngắn khoảng 1m, thường đẻ trứng về đêm, mỗi con có thể đẻ được từ 65 – 215 trứng, TB 138 trứng. MH đẻ trứng rải rác thời kỳ mạ, đẻ nhiều trên các phiến lá. MH đẻ trứng trên bẹ lá cách mặt nước 3 cm. Đời sống của muỗi ngắn1 – 3 ngày. Trên đồng ruộng, tỷ lệ / là 1: 4. Trứng nở từ 4 – 10h sáng, trời mát, ẩm, tỷ lệ nở trên 90%, trời khô tỷ lệ nở 60 – 70%. Sâu non nở ra cần phải có nước sương hoặc nước mưa đọng trên lá, bẹ mới di chuyển đục vào cây. Sâu non có thể sống ở trên mặt nước bùn từ 4 – 6 ngày. Trong điều kiện khô hạn không có nước, sau 48 giờ sâu non có thể chết hết.
Khi sâu di chuyển, sâu có thể lách qua mép bẹ lá hay chui trực tiếp từ ngọn vào tới đỉnh sinh trưởng. Sâu đục ăn đỉnh sinh trưởng và lớn dần lên. Đỉnh sinh trưởng biến dị giống ống hành. Cây lúa bị tấn công giai đoạn mạ – cuối đẻ nhánh, số nhánh hữu hiệu bị giảm, nhánh bị hại không thể làm đòng.
Khi ống hành đã vươn ra ngoài là lúc sâu non đã hóa nhộng và di chuyển lên xuống trong ống hành. Những ngày trời nắng, từ 15h nhộng chuyển xuống phía dưới. Khi nhộng sắp vũ hóa thì di chuyển lên ngọn chui ½ mình ra rồi lột vỏ nhộng để lại trên đầu ống hành. Chu kỳ hàng năm thay đổi theo thời tiết, trong mùa nắng MH sống tiềm sinh trong lúa ma hay cỏ ở dạng sắp hóa nhộng. Thành trùng hoạt động trở lại vào đầu mùa mưa và thường hoàn tất 1 or 2 lứa trên ký chủ phụ.
Nghiên cứu của nước ngoài về sinh thái học thì muỗi hành tấn công trên lúa không theo qui luật nào còn tùy thuộc vào giống lúa kháng hay nhiễm hoặc thời vụ xuống giống (Prakasa Rao và ctv., 1971; Sundararaju, 1986). Ngoài cây lúa muỗi hành còn có các ký chủ phụ thuộc cỏ một lá mầm như cỏ Leesia hexadra (Natarajan và ctv., 1989; cỏ lồng vực nước Echinochloa crus-galli (Sain, 1988) và lúa hoang Oryza nivara (Israel và ctv., 1963), O. barthii (Hidaka và ctv., 1983) và O. rufiporon (Srivastava, 1986). (Với vòng đời trên lúa là 20-25 ngày, trên cỏ L. hexadra là 25-30 ngày còn trên lúa hoang từ 25-35 ngày).
V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẬT SỐ MUỖI HÀNH
- Quy luật phát sinh gây hại của muỗi hành trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh. Muỗi hành phát sinh gây hại mạnh ở những nơi có số ngày nắng ít, sương mù nhiều và nhiệt độ cao vừa phải. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát sinh phát triển của muỗi hành từ 22,5 – 23◦C, ẩm độ thích hợp 83 – 89 %. (Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam)
- Thời kỳ sinh trưởng của lúa có liên quan đến sự phá hại của muỗi hành. Lúa khi cấy, lúc hồi xanh hoặc mạ bị hại nặng hơn, thời kỳ đẻ nhánh bị hại ở mức trung bình, thời kỳ đòng – trổ bị hại ít. Sự phá hại của muỗi hành có liên quan với tỷ lệ phân đạm cao, ít phân lân. Khi bón phân Đạm càng nhiều có tỷ lệ thuận với tỷ lệ gây hại, đặc biệt nhất là trên 100 kg N/ha. Lượng giống gieo sạ là dưới 120 kg hạt giống/ha cho tỷ lệ gây hại thấp nhất. (Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam)
- Thiên địch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biến động mật số của sâu năn và đã được tập trung nghiên cứu (Hidaka, 1974, 1996; Kobayashi et , 1996). Sự phát sinh với mật độ cao hay thấp của muỗi hành còn bị chi phối bởi một số thiên địch, đặc biệt là ong ký sinh. Tỷ lệ ong ký sinh có khi tới trên 70%. Tỷ lệ ong ký sinh thường tăng trong theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. (Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam).
- Thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt nhất là giai đoạn đầu của cây lúa làm tiêu diệt thiên địch muỗi hành sẽ bộc phát mạnh hơn. (Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam).
- Tính kháng của giống. Kết quả khảo sát 40 giống ở điều kiện ngoài đồng, 4 giống OM9582, OM3673, OM11735 và OM10424 có khả năng kháng vừa với sâu năn ở điều kiện ngoài đồng. (Bộ môn BVTV, Viện lúa ĐBSCL).
- Sâu năn có khả năng đẻ trứng và duy trì sự phát triển trên các cây ký chủ họ hòa bản đặc biệt là lúa cỏ (O. sativa), lúa hoang (O. rufipogon), cỏ lồng vực (E. crus-galli), cỏ lồng vực cạn (E. colona), cỏ lông tây, cỏ voi (Brachiaria ), cỏ bắc (Leersia), cỏ chỉ (Panicum), cỏ mồm (Ischaenum cilliare) và cỏ san nước (Paspalum distichum), lúa rày, lúa chét, trong khi các loài cỏ khác không ghi nhận sự hiện diện của sâu năn (cỏ chác, lác).
(Bộ môn BVTV, Viện lúa ĐBSCL).
Nghiên cứu dự báo và xác định ngưỡng gây hại của sâu năn vùng ĐBSCL
Kết quả thí nghiệm dự báo sự xuất hiện của thành trùng sâu năn (muỗi năn, muỗi hành) ở điều kiện ngoài đồng ruộng bằng bẫy đèn thực hiện tại khu thí nghiệm
Viện Lúa ĐBSCL cho thấy có khả năng dự báo sớm sự xuất hiện của sâu năn trên ruộng khi chưa ghi nhận sự xuất hiện của “ống hành”, qua đó có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu năn hiệu quả.
A) Bẫy đèn đơn giản, tự động bật-tắt, được cắm trực tiếp trên ruộng lúa sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời.
B) Bẫy thau màu xanh da trời (Ø 20 cm) chứa một lớp nước mỏng, được thay định kỳ vào mỗi buổi sáng.
Xác định ngưỡng gây hại của sâu năn ở điều kiện ngoài đồng. Kết quả nghiên cứu thực hiện tại khu thí nghiệm của Viện lúa ĐBSCL cho thấy sâu năn có thể gây hại nghiêm trọng trên lúa khi mật độ thành trùng từ 10 – 20 con/m² với mức độ gây hại từ 40 – 80%. Ngoài ra, thí nghiệm cũng ghi nhận tỷ lệ dảnh lúa bị hại do sâu năn cao hơn khi thành trùng hiện diện ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa (35NSS) so với các giai đoạn sớm hơn trên lúa (25NSS). Quan sát sự gây hại của sâu năn trên các giống lúa được trồng phổ biến ở ĐBSCL gồm OM5451, OM4900 và Jasmine85 có thể nhận thấy tỷ lệ hại của sâu năn trên giống OM5451 thấp hơn so với hai giống lúa còn lại.
VI. HƯỚNG DẪN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MUỖI HÀNH
1. Phát hiện sớm:
- Thăm đồng thường xuyên, đặc biệt lúa trong giai đoạn 12 – 15 ngày sau sạ đến trước thời điểm cây lúa làm đòng (< 30 NSS – giống lúa dưới 80 ngày; < 35 NSS – giống lúa trên 90 ngày).
- Sử dụng bẫy đèn để theo dõi xem muỗi hành có vào rộ (đặc biệt thời điểm mùng 10 – 15 âm lịch)
- Điều kiện thời tiết ít mây, ẩm độ cao (có sương vào buổi sáng) – Đặc biệt vụ Thu đông – Đông xuân).
2. Hạ thấp mật số muỗi hành: (áp dụng với cây lúa không bị suy yếu do sâu, bệnh tấn công nặng, ngộ độc hữu cơ,…).
Cách 1:
- Sử dụng Dan 40GR rải 1 kg/1.000m² kết hợp với phân bón. Rải 2 lần: lần 1 ở cử phân đợt 2, lần 2 ở cử phân đợt 3 (đón đòng). (áp dụng khi thấy muỗi hành vào đèn nhiều, vào đèn rộ).
Cách 2:
- Sử dụng Pyenthoate 50EC phun 45 – 50ml/1.000m², phun vào 2 thời điểm: lần 1 lúa 15 – 20 ngày sau sạ và lần 2 lúa 30 – 35 ngày sau sạ
(áp dụng khi lúa trong giai đoạn 15 – 30 ngày sau sạ + thời điểm muỗi vào đèn 10 – 15 âm lịch để hạ thấp mật số thành trùng).
Cả 2 cách đều áp dụng phun Kẽm 2000 + thuốc điều hòa sinh trưởng như CATSUPER 0.01SL (20ml/1.000m²) hoặc Cặp SIÊU NĂNG SUẤT (1 cặp/10.000m²) sau mỗi lần xử lý thuốc để cây lúa tạo chồi nách bù trừ và hấp thu dinh dưỡng tạo đòng mập ú về sau.
Nếu cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ kỹ thuật, bà con hãy liên hệ số Hotline 0939.066.621 – 0898 050 815 với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Biên tập: Lê Minh Tâm