Quản lý sâu đục trái bưởi hiệu quả

Sau duc trai buoi Dong thap sen hong

Bưởi da xanh là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, và được trồng phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp đã làm cho dịch bệnh và sâu hại ngày càng khó quản lý khi canh tác cây bưởi.

Ông Trần Văn Tuấn tại ấp Bình Hội, xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh chia sẻ “ Tôi trồng bưởi năm nay là năm thứ 7, trong quá trình trồng tôi ngán nhất là con sâu đục trái trên bưởi”.

Trong các sâu hại, sâu đục trái bưởi là một loại dịch hại đáng ngại nhất vì nó làm thiệt hại năng suất. Sâu mới nở đục ngay vào trái, ăn vỏ trái, sau đó sâu lớn dần, đục sâu vào bên trong để ăn thịt trái, sâu còn ăn luôn cả hạt. Sâu đục và ăn rất nhanh, sâu ăn và thải phân tạo thành lớp mùn cưa bên ngoài vỏ trái theo lỗ đục. Trái bị sâu hại thường thấy nhựa tiết ra, làm cho quả đang phát triển sẽ bị rụng sớm, quả trưởng thành bị thối và cũng có thể bị rụng trước thu hoạch.

Kỹ sư Trần Phước An – Cán bộ Kỹ thuật của Công ty BVTV Đồng Tháp Sen Hồng chia sẻ “Hiện nay trong canh tác cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng, dịch hại quan trọng và nhiều bà con quan tâm nhất đó là sâu đục trái bưởi. Lý do sâu đục trái bưởi làm giảm năng suất từ 30% đến 70%, thậm chí nhiều nhà vườn thất thu hoàn toàn. Tôi xin chia sẻ cho bà con về dòng đời sâu đục trái bưởi. Vòng đời sâu đục trái bưởi từ 28 đến 30 ngày, trong đó thành trùng từ 2 đến 4 ngày, thành trùng thường được bà con gọi là con bướm đêm, nó hoạt động mạnh và bắt cặp vào lúc trăng sáng. Giai đoạn ấu trùng từ 13 đến 15 ngày. Giai đoạn trứng từ 4 đến 7 ngày. Đặc biệt khi trứng nở thì 1 đến 2 giờ sau ấu trùng bắt đầu gây hại, cắn vào vỏ bưởi và chui vào trong trái bưởi để gây hại trái bưởi.

Sâu thường đục từ vị trí giữa trái xuống đáy trái, sâu có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái từ rất sớm từ khi đậu trái đến trái gần thu hoạch.

Khi cây bưởi vào giai đoạn cho trái, thường xuyên thăm vườn để phát hiện ngài trưởng thành bắt đầu đẻ trứng hoặc giai đoạn sâu non mới gây hại. Vào giai đoạn bưởi mới có trái non có thể phun xịt hai đến ba lần, mỗi lần cách nhau năm đến bảy ngày các loại thuốc có hoạt chất trị sâu. Phun thuốc trên tán, tập trung vào các khu vực có hoa và trái.

Ông Trần Văn Tuấn chia sẻ thêm “ Tôi có chút kinh nghiệm về phun xịt con sâu đục bưởi này, mỗi tháng tôi cũng canh xịt 2 lần, nhằm ngày 12 hoặc 24 trong tháng. Bà con nên xịt vào 2 thời điểm đó để hạn chế được con sâu đục trái bưởi.

Kỹ sư Trần Phước An chia sẻ thêm “Bên phía Công ty Đồng Tháp Sen Hồng có qui trình quản lý sâu đục trái bưởi khá đơn giản cho bà con. Đó là bà con xịt thuốc 2 lần trong 1 tháng vào ngày 12 Âm lịch và ngày 24 Âm lịch bằng 2 sản phẩm SHẸT ẤN ĐỘ, và thứ 2 là sản phẩm OMEGA SECBI. Bà con cần luân phiên 2 sản phẩm này là để tránh sâu kháng thuốc. Bà con áp dụng theo qui trình này thì chắc chắn chắn bà con sẽ quản lý được sâu đục trái bưởi thành công”.

Đồng Tháp Sen Hồng, Đồng Hành Phát Triển.

#dongthapsenhong #bvtvdongthapsenhong #sauductrai #sauductraibuoidaxanh #trongbuoidaxanh #cymkill #omegasecbi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *